
Mỗi số liệu trong vụ án Vạn Thịnh Phát đều là những con số sai phạm kỷ lục trong số những vụ án hình sự từ trước đến nay.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị - cho rằng dự thảo Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) có vai trò hết sức quan trọng.

Qua vụ Vạn Thịnh Phát, có thể nói với số tiền nhận hối lộ 5,2 triệu USD của bà Đỗ Thị Nhàn là "scandal", tiêu cực rất nghiêm trọng, hết sức nguy hiểm.

Thật lạ kỳ khi giữa trung tâm TP.HCM tồn tại những dự án bất động sản chọc trời như những ‘bộ xương khô’ phơi nắng phơi sương năm này qua tháng nọ.

Với 86 bị can trong vụ sai phạm xảy ra tại Vạn Thịnh Phát với nhiều tội danh được khởi tố, rất nhiều tiền bị chiếm đoạt và hành vi sai phạm diễn ra trong thời gian rất dài.

Trong dàn lãnh đạo Ngân hàng SCB “trợ giúp đắc lực” cho chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tham ô chiếm đoạt 304.000 tỉ có hai người quốc tịch nước ngoài. Hai người này hiện đã xuất cảnh bỏ trốn, hiện không rõ ở đâu và đang bị truy nã.

Khi giải quyết vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra đã kê biên hàng chục ngàn bất động sản trên toàn quốc. Trong đó có nhiều bất động sản ở vị trí đắc địa, giá trị hàng ngàn tỉ.

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên khẳng định số tiền nhận hối lộ trên 5 triệu USD trong vụ Vạn Thịnh Phát là vụ nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay.

Chiều 22-11, Ban Nội chính Trung ương thông báo kết quả cuộc họp của thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngân hàng SCB có vai trò 'đặc biệt quan trọng', được sử dụng như công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty của Vạn Thịnh Phát.

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt từ SCB tương đương 6% GDP Việt Nam, nhiều hơn tổng tài sản của 5 tỉ phú giàu nhất Việt Nam cộng lại.

Tại cuộc gặp trong tòa nhà Sherwood số 127 Pasteur (quận 3, TP.HCM) với chủ tịch Vạn Thịnh Phát, nữ cục trưởng Đỗ Thị Nhàn thông báo về kết quả thanh tra tình trạng bết bát của SCB với những sai phạm và nợ xấu rất nghiêm trọng.

Khi cần tiền mặt, chủ tịch Vạn Thịnh Phát yêu cầu lãnh đạo SCB giải ngân cho các khoản vay khống rồi chuyển vào các tài khoản 'ma'.

Trương Huệ Vân là thế hệ thứ 4 trong gia tộc họ Trương điều hành “đế chế” Vạn Thịnh Phát. Vân được bà Trương Mỹ Lan tin tưởng giao đứng tên nhiều doanh nghiệp, rồi lập ra các công ty “ma” để lập hồ sơ khống ‘rút ruột’ chiếm đoạt cả ngàn tỉ của SCB.

Mỗi khi cần tiền, nữ chủ tịch Vạn Thịnh Phát với quyền lực "là chủ thực sự" sẽ yêu cầu nhóm lãnh đạo SCB tập trung tại tòa nhà Times Square để họp ra các phương án lập khống hồ sơ vay tiền, chứ không phải tại trụ sở ngân hàng.

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) bị cáo buộc đã ký khống các thủ tục, hợp thức hóa hồ sơ giúp sức cho vợ rút tiền của SCB, liên đới gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ.

Liên quan vụ Vạn Thịnh Phát, ngoài cựu cục trưởng Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ 5,2 triệu USD thì các thành viên còn lại trong đoàn thanh tra đều nhận tiền của SCB, ít nhất hơn 100 triệu và người nhận nhiều nhất 8,7 tỉ.

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra kê biên số lượng tài sản lớn nhất trong các vụ án từ trước đến nay.

Từ chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, tổng giám đốc Ngân hàng SCB ba lần đến nhà riêng của nữ cựu cục trưởng, mang theo những chiếc thùng xốp đựng cả triệu USD để hối lộ, tổng 5 triệu USD. Một lần khác, nữ cục trưởng nhận túi đựng 200.000 USD.

Bà Trương Mỹ Lan dù không giữ chức vụ tại Ngân hàng SCB nhưng bị cáo buộc là người chi phối, lũng đoạn, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng này. Từ đó bà Lan chỉ đạo lập cả ngàn hồ sơ khống vay tiền nhằm “rút ruột” và chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ.